Nghiên cứu khoa học Bảo quản viên Wikipedia

Một bài báo khoa học năm 2013 của các nhà nghiên cứu từ Virginia TechViện Bách khoa Rensselaer đã phát hiện ra rằng sau khi các biên tập viên được thăng cấp lên vị trí bảo quản viên, họ thường tập trung nhiều hơn vào những bài viết về các chủ đề gây tranh cãi so với trước đây. Giới nghiên cứu cũng đề xuất một phương pháp thay thế để chọn bảo quản viên mà qua đó phiếu bầu của những biên tập viên có kinh nghiệm được coi trọng hơn.[16] Một bài báo khác từng đem ra trình bày tại Hội nghị về Yếu tố Con người trong Hệ thống Máy tính năm 2008 đã phân tích dữ liệu từ tất cả 1.551 yêu cầu cấp quyền bảo quản viên từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 10 năm 2007, với mục tiêu xác định (nếu có) tiêu chí nào được đề xuất trong Hướng dẫn yêu cầu cấp quyền bảo quản viên của Wikipedia[17] là yếu tố dự đoán tốt nhất về việc liệu người dùng được đề cập có thực sự trở thành bảo quản viên hay không.[3] Tháng 12 năm 2013, một nghiên cứu tương tự đã được giới nghiên cứu đến từ Viện Công nghệ Thông tin Ba Lan-Nhật Bản xuất bản ở Warszawa, nhằm lập mô hình kết quả của các yêu cầu cấp quyền bảo quản viên trên Wikipedia tiếng Ba Lan bằng cách sử dụng một mô hình bắt nguồn từ lịch sử sửa đổi của Wikipedia. Họ nhận thấy rằng họ có thể "phân loại các phiếu bầu trong quy trình RfA bằng cách sử dụng mô hình này với mức độ chính xác đủ để giới thiệu các ứng cử viên".[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bảo quản viên Wikipedia http://www.newyorker.com/archive/2006/07/31/060731... //citeseerx.ist.psu.edu/viewdoc/summary?doi=10.1.1... http://www.cse.wustl.edu/~sanmay/papers/wiki-cikm.... //doi.org/10.1002%2Fasi.20813 //doi.org/10.1007%2Fs13278-012-0092-6 //doi.org/10.1145%2F1358628.1358871 //doi.org/10.1145%2F2505515.2505566 http://lists.wikimedia.org/pipermail/wikien-l/2003... https://books.google.com/books?id=faZzDwAAQBAJ&dq=... https://www.nytimes.com/2006/06/17/technology/17wi...